Chế độ làm việc của cầu trục, cổng trục là gì?
Chế độ làm việc của cầu trục, cổng trục là một yếu tố được xác định dựa trên tần suất sử dụng dự kiến, loại tải và trọng lượng trung bình của tải được cầu trục xử lý. Cầu trục là một thiết bị nâng hạ tải hạng nặng nên yếu tố này rất được quan tâm khi thiết kế và lựa chọn thiết bị cầu trục cho phù hợp.
Khi lựa chon cầu trục, cổng trục cho một nhu cầu sử dụng cụ thể, cần phải xem xét một loạt các yếu tố. Một trong những điều quan trọng nhất là chế độ hoạt động của cầu trục. Đó là bởi vì, nếu cầu trục được chọn không phù hợp cho các điều kiện này, thì các bộ phận sẽ không được thiết kế để phù hợp với ứng dụng thực tế. Cầu trục sẽ có khả năng bị mài mòn nhanh hơn, ảnh hưởng xấu đến độ bền và tuổi thọ của thiết bị.

Phân loại cầu trục dựa trên chế độ làm việc:
- Loại A: Hoạt động ở chế độ chờ hoặc sử dụng không thường xuyên, nó có thể là các cầu trục được sử dụng để hỗ trợ đấu nối điện khí hoặc phòng động cơ, nơi thiết bị vận hành ở tốc độ chậm với thời gian nghỉ dài giữa các lần hoạt động.
- Loại B: Chế độ làm việc của cầu trục ở mức độ nhẹ, chẳng hạn những cầu trục lắp đặt trong các cửa hàng sửa chữa hoặc nhà kho hạng nhẹ với tốc độ vận hành thấp, sử dụng tối đa 5 lần nhấc tải mỗi giờ
- Loại C: Chế độ làm việc của cầu trục ở mức trung bình, chẳng hạn những cầu trục lắp đặt trong các kho chứa với tần suất sử dụng 50 phần trăm công suất định mức lên đến 10 lần mỗi giờ.
- Loại D: Chế độ làm việc của cầu trục hạng nặng, chẳng hạn như những cầu trục được bố trí trong các xưởng đúc, bãi container, v.v.. Cầu trục làm việc liên tục bằng 50 phần trăm công suất định mức.
- Loại E: Chế độ làm việc của cầu trục ở mức khắc nghiệt, chẳng hạn như những cầu trục được sử dụng trong bãi phế liệu, nhà máy xi măng, nhà máy gỗ, nơi cầu trục thực hiện 20 lần nâng trở lên mỗi giờ ở hoặc gần công suất định mức của nó.
- Loại F: Chế độ làm việc của cầu trục ở mức khắc nghiệt liên tục, bao gồm các cần cẩu chuyên dụng xử lý các tải trọng đạt đến công suất định mức tối đa không ngừng trong các điều kiện khắc nghiệt.

Tầm quan trọng của việc lựa chọn đúng cầu trục theo chế độ làm việc:
Dựa theo bảng phân loại trên chúng ta có thể thấy cầu trục loại A có tải trọng nâng 10 tấn sẽ khác với cầu loại E có cùng tải trọng. Cùng một trọng lượng tải định mức thì cầu trục loại E sẽ yêu cầu các thiết kế cơ khí chính xác hơn, vật liệu chế tạo dầm, động cơ, bánh răng, bánh xe và cáp tải chắc chắn hơn. Dưới đây là một số lợi ích khi lựa chọn đúng cầu trục theo chế độ làm việc.
- Cầu trục hoạt động ổn định trong thời gian dài.
- Không phát sinh các sự cố nhỏ trong quá trình sử dụng do các bộ phận bị mòn, hỏng do quá tải gây ra.
- Tuổi thọ của thiết bị được bảo đảm.
- Đảm bảo an toàn cao khi sử dụng cầu trục.
>>> Xem thêm: 4 dấu hiệu cho thấy pa lăng cần được thay thế
>>> Xem thêm: Cáp cầu trục và 5 vấn đề khi cẩu chéo cáp