Cầu trục, cổng trục là một thiết bị đảm nhiệm chức năng nân hạ vật thể trên cao nên rủi ro phát sinh tai nạn là rất lớn nếu không đảm bảo các yêu cầu về an toàn. Vì vậy việc thử tải và kiểm định cũng yêu cầu khắt khe hơn các thiết bị công nghiệp khác. Vậy quy trình thử tải cầu trục, cổng trục bao gồm những bước cụ thể nào? Nội dung trong bài viết này sẽ đề cập tới quy trình thử tải cầu trục, cổng trục một cách chi tiết và đẩy đủ nhất từ khâu chuẩn bị đến hoàn thành thử tải.

Kiểm tra tình trạng công trường trước khi vận hành thiết bị
- Kiểm tra các thông số kỹ thuật của nguồn điện bao gồm điện áp, tần số và pha. Bất kỳ sai lệch nào so với thông số kỹ thuật đều có thể dẫn đến giảm hiệu suất của thiết bị, động cơ quá nóng và cũng có thể làm hỏng thiết bị.
- Kiểm tra khẩu độ của đường ray và căn chỉnh. Kiểm tra các mối nối giữa các thanh ray.
- Kiểm tra các hướng dẫn vận hành, nội quy an toàn sử dụng thiết bị đã được chuẩn bị đầy đủ hay chưa?
- Kiểm tra các biện pháp an toàn đã được trang bị đầy đủ hay chưa?
- Các chướng ngại vật trong khu vực thử tải đã được dọn sạch hay chưa?

Kiểm tra tổng thể thiết bị trước khi thực hiện quy trình thử tải
- Kiểm tra độ chặt của tất cả đai ốc, bu lông và ốc vít.
- Kiểm tra xem hệ thống dây điện trên cần trục đã hoàn tất chưa và dây điện đã được cố định đúng chưa.
- Kiểm tra bố trí nguồn điện trước khi cần trục được kết nối với nguồn điện.
- Sau khi lắp dựng nhưng trước khi kết nối cần trục với nguồn điện, cách điện của thiết bị điện phải được kiểm tra bằng megameter và bất kỳ khiếm khuyết nào nhận thấy cần phải được khắc phục.
- Điện áp cần thiết cho thử nghiệm điện trở cách điện phải là điện áp một chiều không nhỏ hơn hai lần điện áp định mức.
- Điện trở cách điện của mỗi mạch dây không bao gồm thiết bị được kết nối không được nhỏ hơn 2 megaohms.
- Kiểm tra mức dầu trong hộp số.
- Kiểm tra tình trạng của dây cáp. Đảm bảo rằng nó không bị gấp khúc hoặc biến dạng.
- Kiểm tra xem khớp ổ chao có bị hư hại không và tất cả các vít và đai ốc đều chắc chắn. Kiểm tra xem các chốt móc có xoay tự do không.
- Kiểm tra để đảm bảo rằng các puly dẫn cáp cẩu không bị hư hại và xoay tự do.
- Kiểm tra điện trở cách điện của động cơ. Điện trở thấp có thể cho thấy ẩm ướt hoặc bụi bẩn.

Thực hiện quy trình thử tải cầu trục theo 3 bước cơ bản
B1: Chạy thử không tải
Chạy thử không tải là bước đầu tiên của quy trình thử tải cầu trục. Để thực hiện bước này người thực hiện tiến hành dóng công tắc đường băng; công tắc cần trục chính, công tắc động cơ và phụ kiện theo thứ tự tương ứng và thực hiện kiểm tra các hạng mục dưới:
- Kết nối nguồn điện và nhấn nút nâng hoặc hạ móc
- Quan sát công tắc tơ để biết trình tự và hướng quay của trống tời phù hợp. Nếu ổn, chuyển sang bước tiếp theo. Nếu công tắc tơ của tời nâng và vòng quay không chính xác, hãy tắt nguồn và đảo phase trên bộ cấp nguồn chính hoặc trên tời (tùy theo trường hợp nào sai) để có được pha chính xác. Khôi phục nguồn và kiểm tra lại.
- Sau khi kiểm tra vận thăng ở các tốc độ khác nhau, đưa công tắc chính về vị trí trung gian và quan sát hoạt động phanh.
- Nâng móc cẩu từ từ cho đến khi công tắc hành trình ngắt và dừng chuyển động nâng. Điều chỉnh căn chỉnh giữa khối tải và công tắc giới hạn, nếu cần. Ngoài ra, hãy kiểm tra xem khối có dừng ở độ cao chính xác và duy trì khoảng trống thích hợp giữa khối và khung xe con (hoặc các puly phía trên) không.
- Nếu công tắc giới hạn dưới được lắp, hãy hạ thấp khối trống cho đến khi còn lại một vòng dây ở mỗi đầu của trống. Thiết đặt công tắc giới hạn dưới tại vị trí này.
- Vận hành xe con. Quan sát trình tự công tắc tơ và hướng di chuyển của xe con. Đấu đảo các phase nếu cần thiết. Di chuyển xe đẩy trên toàn bộ chiều dài của nhịp cầu. Quan sát tình trạng của hệ thống cấp nguồn ray C. Xác nhận tình trạng làm việc của các công tắc giới hạn hành trình.
- Vận hành xe cầu. Di chuyển cầu trên toàn bộ chiều dài đường chạy. Xác nhận tình trạng làm việc của hệ thống cấp điện dọc 3 phase, công tắc giới hạn hành trình.
- Kiểm tra chức năng của các phụ kiện như đèn cảnh báo, chuông tín hiệu v…v
B2: Thử tải tĩnh
- Nâng tải khoảng 120% tải trọng định mức và dừng lại. Xác nhận tình trạng đáp ứng của hệ thống phanh
- Hạ tải và dừng. Kiểm tra độ trôi của tải khi dừng. Nếu tải trôi cần tiến hành điều chỉnh phanh.
Đánh giá: Nếu giữ tải trong vòng 10 phút mà không bị trôi và sau khi hạ tải xuống, các cơ cấu của thiết bị không bị biến dạng, nứt hoặc hư hỏng thì đánh giá đạt.
B3: Thử tải động
- Tiến hành nâng và hạ tải với mức tải trọng bằng 110% tải trọng định mức lặp lại ba lần
- Thực hiện di chuyển cầu trục trái phải, tiến lùi khi đang mang tải.
Đánh giá: Sau khi thử tải, các cơ cấu của thiết bị đáp ứng đầy đủ các chức năng theo thiết kế, không bị biến dạng, nứt hoặc hư hỏng thì đánh giá đạt.

Hoàn thành quy trình thử tải cẩu trục
- Kết quả thử tải nếu đạt cần được ghi chép vào hồ sơ lý lịch thiết bị đã được chuẩn bị trước đó
- Trong bộ hồ sơ cần thể hiện rõ kiểm định viên là ai, ngày thực hiện kiểm định là ngày nào.
- Hoàn thiện tất cả các hồ sơ giấy tờ để hoàn tất việc cấp giấy chứng nhận kiểm định.

Kết luận
Để thiết bị nâng hạ kiểu cầu được vận hành một cách an toàn, mang lại hiệu quả cao, năng suất lớn thì ngoài việc thực hiện các công tác thử tải và kiểm định định kỳ theo đúng kế hoạch 3 năm một lần thì việc tuân thủ đúng quy trình thử tải cầu trục cũng cần tuyệt đối đảm bảo. Nếu quý khách cần một đơn vị chuyên về thiết bị nâng hạ hỗ trợ trong việc thực hiện quy trình thử tải cầu trục thì hãy liên lạc chúng tôi công ty cầu trục HAN theo website: https://tongkhocautruc.com/ để được tư vấn.