Động cơ nâng hạ cầu trục 3 pha không đồng bộ YZR

dong co nang ha

1. Cấu tạo của tời nâng:

  • Cơ cấu truyền lực cho tời – động cơ nâng hạ: Động cơ điện , động cơ đốt trong, khí nén, thủy lực,…
  • Tang cuốn cáp, dây cáp thép, móc cẩu
  • Cơ cấu truyền động trung gian: Hộp giảm tốc
  • Phanh an toàn có thể là phanh thủy lực, phanh điện từ, phanh tay, phanh tự hãm
  • Thiết bị điện điều khiển tời kéo bao gồm tay bấm điều khiển, các thiết bị điện contactor, rơ le, biến tần ngoài ra còn giới hạn hành trình nâng, cảm biến quá tải.
  • Bộ ly hợp

2.  Tìm hiểu về động cơ tời nâng

Các loại động cơ điện dùng cho cơ cấu nâng hạ cần phải đáp ứng được chế độ làm việc nặng, số lần đóng cắt và tốc độ điều khiển phải dùng điện trở hoặc biến tần.

Khi cần thay thế động cơ nâng hạ phải biết chế độ, môi trường làm việc của thiết bị để chọn động cơ nâng hạ  cho phù hợp.

Có 2 chế độ làm việc cho cầu trục: Loại làm việc trong nhà xưởng, nhà kho và loại cẩu hàng ngoài trời tại bến, bãi và trên các tàu vận tải.

– Loại làm việc trong nhà xưởng:  động cơ nâng hạ có thể chọn loại động cơ điện 1 pha hoặc 3 pha kèm theo bộ hãm cơ phía sau đuôi động cơ, thường thì dùng động cơ có 2 cấp tốc độ (nhanh và chậm). Loại này có thể dùng các động cơ điện thông thường có hãm như của SEW, Siemens, ABB…
– Loại làm việc ngoài trời tại bến bãi và trên tàu:  Yêu cầu động cơ nâng hạ  phải có độ bền cao, có khả năng chịu đựng điều kiện khắc nghiệt của môi trường dùng động cơ thủy lực (Hydraulic Motor).

Nguyên lý làm việc của loại động cơ thủy lực này là chuyển đổi áp suất thủy lực (được bơm từ động cơ điện) thành mô men  xoắn để quay roto của nó, được đóng mở áp thủy lực bằng van điện từ.

Để lựa chọn được động cơ nâng hạ phù hợp, chúng ta phải căn cứ vào tốc độ nâng hạ, tải trọng nâng để tính toán công suất công suất và tốc độ quay của động cơ.

dong co nang ha

Động cơ YZR  là dòng động cơ điện đặc chủng được thiết kế chuyên dụng cho cơ cấu nâng hạ vật nặng, kéo tàu, băng tải, trộn xi măng, nghiền cát đá xây dựng hoặc dùng trong các nhà máy luyện kim

Dòng động cơ này là loại 3 pha không đồng bộ roto dây quấn được chế tạo đặc biệt với chế độ làm việc nặng, ngắn hạn lặp lại S3-40%.

Stator của động cơ ruột quấn yzr thường dài hơn các động cơ thông thường.

Phần roto có quấn rất nhiều vòng dây đồng hơn các  motor thường. Do lượng đồng trong roto lớn nên từ trường động cơ mạnh hơn, làm được việc tải nặng. Trục của roto thường là trục côn.

Động cơ ruột quấn lấy điện bằng chổi than

Vỏ của động cơ ruột quấn bằng gang đúc, dày hơn động cơ thông thường và rất nặng.

Động cơ  nâng hạ YZR có 2 chủng loại tương ứng với cấp cách điện  F và H. Cấp cách điện F phù hợp sử dụng tại các môi trường làm việc có  nhiệt độ không vượt quá 40 ° C. Cấp cách nhiệt H phù hợp với nhà máy luyện kim nơi nhiệt độ của môi trường làm việc không vượt quá 60 ° C.

Động cơ nâng hạ YZR sử dụng cơ cấu truyền động bằng khớp nối trục hoặc bánh răng.

Động cơ  nâng hạ YZP có thể đấu nối với biến tần để điều chỉnh và thay đổi tốc độ. Tốc độ của động cơ YZP được thiết kế khoảng 961 vòng/phút phù hợp dùng cho cơ cấu nâng.

Chổi than cổ góp ở đầu động cơ là rất quan trọng, phần cổ góp nên là đồng dày và chống mòn

Lượng dây đồng và cách quấn dây trong roto sẽ quyết định motor khỏe hay yếu, kỹ thuật quấn dây vào  roto là khó hơn vào dây cho stator

S3: 40% chạy ổn định liên tục 40% thời gian vận hành

S4: 25% chạy ổn định liên tục 25% thời gian vận hành, hoạt động 15 phút trong mỗi tiếng vận hành.

Ưu điểm  của động cơ nâng hạ YZR:

  • Động cơ có thể làm việc với tần suất khởi động liên tục mà không bị nóng.
  • Động cơ có khả năng chịu rung động va đập tốt.
  • Động cơ được trang bị quạt làm mát dạng cưỡng bức cho phép chạy ở tốc độ thấp.
  • Động cơ rất khỏe, khi khởi động có thể tăng lực momen kéo lên 1.2 đến 1.3 lần sức mạnh thông thường
  • Động cơ  có độ bền cao vì sử dụng chế độ hoạt động không liên tục, cẩu được vài tiếng lại nghỉ tuổi thọ trên 10 năm.

dong co nang ha 2 1

Nhược điểm động cơ nâng hạ YZR:

  • Không phù hợp với chế độ làm việc liên tục trong thời gian dài

Chế độ làm việc S3: 40% chạy ổn định liên tục 40% thời gian vận hành

Chế độ làm việc S4: 25% chạy ổn định liên tục 25% thời gian vận hành, hoạt động 15 phút trong mỗi tiếng vận hành.

  • Cần thay thế chổi than định kỳ sau 5 năm đến 7 năm do bị mòn
  • Phức tạp trong sửa chữa, bảo dưỡng động cơ
  • dong co nang ha 1

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat qua Zalo
Call: 0913.526.517