Cơ cấu nâng hạ cầu trục – cấu tạo, nguyên lý và quy trình bảo dưỡng

co cau nang ha cau truc tang trong cap thep

Cầu trục bao gồm 3 cơ cấu chính là cơ cấu nâng hạ, cơ cấu di chuyển xe con và cơ cấu di chuyển xe cầu. Bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu cơ cấu nâng hạ cầu trục là gì? Cơ cấu này gồm những bộ phận nào? Nguyên lý hoạt động của cơ cấu nâng hạ ra sao? 

Cơ cấu nâng hạ cầu trục là gì?

Cơ cấu nâng hạ cầu trục là bộ phận chính của hệ thống cầu trục đảm nhận chức năng nâng vật thể lên cao và hạ vật thể xuống sau khi hoàn thành công việc. Nhờ có cơ cấu nâng hạ của palang, cầu trục  mà việc nâng hạ hàng hóa, vật liệu trở nên đơn giản, nhẹ nhàng, nhanh chóng.

co cau nang ha cau truc tang trong cap thep
Cụm tang trống và cáp thép của cơ cấu nâng hạ cầu trục

Cơ cấu nâng hạ cầu trục hoạt động theo nguyên lý nào?

Cơ cấu nâng hạ hoạt động bằng cách chuyển đổi năng lượng điện hoặc khí nén thành lực cơ học để nâng lên và hạ xuống các vật thể có trọng lượng và kích thước khác nhau. Nguyên lý hoạt động của cơ cấu nâng hạ cơ bản là sử dụng động cơ để quay tang trống, cuộn hoặc giải dây cáp hoặc dây xích.từ đó kéo tải trọng lên hoặc hạ xuống tùy thuộc vào hướng quay của motor. Điều này cho phép cầu trục có thể nâng và hạ các vật nặng một cách chính xác và an toàn, phù hợp với yêu cầu của công việc.

  • Động cơ: Biến đổi năng lượng điện thành chuyển động quay, tạo lực cần thiết để nâng hạ vật nặng.
  • Hộp số: Nhận lực quay từ động cơ và giảm tốc độ xuống mức phù hợp, tạo ra mô-men xoắn lớn cần thiết để nâng vật nặng.
  • Dây cáp hoặc xích: cuốn quanh tang cuốn và  di chuyển qua các rãnh bánh răng, kết nối với móc cẩu tạo lực kéo hoặc nhả, giúp nâng hoặc hạ vật nặng.
  • Khung cấu trúc và bánh răng lăn: Nâng đỡ toàn bộ cơ cấu nâng hạ, đảm bảo độ bền bỉ và chịu tải cao, đồng thời tạo hệ thống dẫn hướng cho dây cáp hoặc xích di chuyển trơn tru.
  • Tang cuốn: Lưu trữ dây cáp hoặc xích khi không sử dụng, quay để tạo lực kéo hoặc nhả, khuếch đại lực từ động cơ và hộp số để nâng hoặc hạ vật nặng một cách hiệu quả.
co cau nang ha cau truc dong co nang
Động cơ nâng hạ cầu trục

Cơ cấu nâng hạ cầu trục gồm những bộ phận nào?

  • Động cơ: Loại động cơ, công suất sẽ phụ thuộc vào tải trọng nâng hạ và yêu cầu ứng dụng cụ thể.
  • Hộp số: Giảm tốc độ động cơ và tạo mô-men xoắn lớn phục vụ quá trình nâng hạ.
  • Dây cáp hoặc xích: Chất liệu cần đảm bảo độ bền bỉ, chịu tải cao và phù hợp với môi trường làm việc.
  • Hệ thống điều khiển: Bao gồm các nút điều khiển, bộ cảm biến hành trình, cảm biến tải trọng nâng, bộ xử lý,… giúp vận hành dễ dàng và an toàn.
  • Khung cấu trúc: Thường được làm từ thép hoặc hợp kim thép, có độ cứng cao và khả năng chịu tải tốt.
  • Bánh răng lăn: Làm từ thép có khả năng chịu mài mòn, đảm bảo chuyển động trơn tru cho dây cáp hoặc xích.
  • Tang cuốn: Kích thước và chất liệu phụ thuộc vào tải trọng nâng hạ và loại dây cáp/xích sử dụng.
  • Hệ thống phanh: có thể là phanh điện từ, phanh thủy lực phụ thuộc vào tải trọng nâng hạ và ứng dụng cụ thể
co cau nang ha cau truc moc cau
Móc cẩu – một phụ kiện hỗ trợ cơ cấu nâng hạ

Quy trình bảo dưỡng cơ cấu nâng hạ cầu trục

Để đảm bảo an toàn và hiệu quả hoạt động, cần thực hiện bảo dưỡng định kỳ cơ cấu nâng hạ palang theo quy trình sau:

Bước 1: Kiểm tra tổng quan và đánh giá ban đầu

  • Kiểm tra và đánh giá các bộ phận chính: động cơ, hộp số, dây cáp/xích, cơ chế nâng hạ, hệ thống điều khiển, hệ thống phanh, các cảm biến an toàn.

Bước 2: Vệ sinh và bôi trơn các bộ phận chuyển động

  • Vệ sinh, bôi trơn và bảo dưỡng các bộ phận chuyển động.

Bước 3: Kiểm tra và thay thế các bộ phận cần thiết

  • Kiểm tra độ dãn nở, sức căng của dây cáp/xích.
  • Kiểm tra độ mòn, độ bền của bánh răng, bánh xe, các bộ phận khác.
  • Thay thế các bộ phận hư hỏng hoặc đến hạn theo kế hoạch
co cau nang ha cau truc cam bien qua tai 1
Thiết bị bảo vệ quá tải nâng cầu trục

Bước 4: Kiểm tra các thiết bị an toàn

  • Kiểm tra, điều chỉnh thông số hệ thống điều khiển cho phù hợp với hiện trạng của thiết bị tại thời điểm bảo dưỡng nếu cần thiết
  • Kiểm tra cảm biến quá tải, giới hạn hành trình nâng và các hệ thống khóa điện an toàn.

Bước 5: Kiểm tra tình trạng thiết bị sau bảo dưỡng

  • Thử nghiệm các chế độ nâng hạ, kiểm tra phản ứng hệ thống trong tình huống khẩn cấp.

Bước 6: Ghi chép và lưu kết quả bảo dưỡng

  • Ghi chép toàn bộ hoạt động bảo dưỡng, tình trạng  bộ phận đã được kiểm tra và thay thế vào hồ sơ bảo dưỡng thiết bị.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat qua Zalo
Call: 0913.526.517