Cổng trục-cấu tạo, phân loại, ưu điểm vượt trội của cổng trục

Cổng trục không phụ thuộc vào kết cấu kho bãi được sử dụng rộng rãi tại các bến cảng

Cổng trục là gì ?

Cổng trục (Gantry Crane) là thiết bị có chức năng nâng hạ và di chuyển hàng hóa trong nhà máy, các cảng tàu hoặc khu vực ngoài trời…di chuyển trên ray đặt dưới nền, sàn bê tông vững chắc vì vậy người ta thường gọi là một dạng biến thể cầu trục.

Cổng trục có hình dạng giống như một chiếc cổng gồm 2 chân đứng hình chữ A và dầm cầu trục vắt ngang qua. cổng trục hoạt động linh hoạt trong phạm vi di chuyển và khẩu độ cần. Làm việc được trong môi trường khắc nghiệt, tải trọng lớn, kích thước cổng kềnh đặc biệt tại các bến cảng, công trình xây dựng, xưởng sản xuất sắt thép….

Cấu tạo của cổng trục

Cổng trục được cấu tạo từ 2 bộ phận chính là kết cấu thép và thiết bị nâng hạ.

  • Kết cấu thép bao gồm:
    • Dầm chính : có kết cấu bằng thép dạng hộp tổ hợp.
    • Chân cổng trục ( dạng chữ A) được làm từ thép tổ hợp dạng hộp hoặc thép hình đối với tải trọng bé
    • Dầm biên ( dầm đầu cổng trục) được làm bằng thép tổ hợp có gắn bánh xe di chuyển giúp hệ có thể di chuyển chạy dọc theo ray
    • Ray cổng trục: thường làm bằng ray P thép hình đúc sẵn.
    • Phụ kiện : lan can, sàn thao tác, kẹp ray, chống bão, đèn báo,….
    • Kết cấu thép cổng trục được chế tạo từ thép hình nhập khẩu, các loại thép tấm tổ hợp hoặc dàn tổ hợp. Các bộ phận cơ khí như trục, bạc, bánh xe di chuyển, khớp cứng, khớp mềm được chế tạo từ thép hợp kim cường độ cao theo tiêu chuẩn Việt Nam.
  • Phần thiết bị bao gồm:
    • Palang nâng hạ: tùy thuộc vào cổng trục cũng như nhu cầu sử dụng để chọn Palang phù hợp nhất.
    • động cơ (motor) truyền động cho bánh xe giúp thiết bị di chuyển dễ dàng trên đường ray
    • Hệ thống cấp điện : cấp điện cho cổng trục suốt chiều dài đường chạy, pa lăng , tủ điện điều khiển…
Cổng trục không phụ thuộc vào kết cấu kho bãi được sử dụng rộng rãi tại các bến cảng
Cổng trục không phụ thuộc vào kết cấu kho bãi được sử dụng rộng rãi tại các bến cảng

Ưu điểm nổi bật của cổng trục

  • ​​Ưu điểm:
    • Tải trọng nâng hạ lớn không phụ thuộc vào kết cấu có sẵn của nhà xưởng bến bãi.
    • Chi phí lắp đặt hợp lý, phù hợp với nhiều công việc khác nhau tùy thuộc vào tải trọng và khẩu độ. thấp hơn nhiều so với dùng xe nâng, xe cẩu.
    • Thi công lắp đặt dễ dàng, các khối được liên kết với nhau bằng kết cấu bu lông chịu lực cường độ cao.
    • có thể làm việc trong môi trường khắc nghiệt như ngoài trời, lò luyện kim, thủy điện…
    • Ít xảy ra sự cố trong quá trình làm việc, Bảo dưỡng đơn giản nhanh chóng
  • Hạn chế:
    •  Hệ đường ray chạy được đặt trên mặt nền bê tông, nền nhà nên có thể sẽ ảnh đến giao thông đi lại, quá trình làm việc một số thiết bị khác .

cong truc 02

Phân loại cổng trục

cổng trục được chia làm 2 loại chính là:

  • Cổng trục dầm đơn (một dầm) là thiết bị có kích thước tương đối gọn di chuyển trên đường ray P được sử dụng rộng rãi trong các nhà xưởng , kho, cảng, nhà máy thủy điện, và một số nơi ngoài trời khác có tải trọng vừa phải lên đến 20 tấn.
  • Cổng trục dầm đôi (2 dầm) là thiết bị nâng hạ tải trọng nặng phổ biến nhất được sử dụng và thường đặt ngoài trời.Cổng trục dầm đôi có thể đạt được công suất lớn hơn, chiều cao nâng và tốc độ lớn hơn so với loại dầm đơn. Nó có khả năng nâng hạ tải trọng cực lớn lên đến 500 tấn.
  • Cầu trục dầm đôi được ứng dụng rộng rãi trong cảng, bến bãi vận chuyển hàng hóa phục vụ như một công cụ nâng hạ hiệu quả và an toàn. Nó thể hiện việc tận dụng không gian làm việc tính linh hoạt cao và khả năng thích ứng mạnh mẽ. Nó cũng có thể được trang bị các thiết bị nâng khác nhau để phù hợp với yêu cầu từng công việc cụ thể.

Quy trình lắp đặt cầu trục

  • B1: lắp đặt ray cổng trục.
  • B2: Tổ hợp lại kết cấu dầm chính.
  • B3: Tổ hợp lại cụm chân cổng trục và lắp đặt vào ray. giữ chân cổng vuông góc với mặt ray, cố định lại bằng thanh chống giằng cáp, tông đơ.
lắp đặt hệ chân cột
Lắp đặt, cố định hệ chân cột
  • B4: dùng cẩu tự hành cẩu hệ dầm chính lên trên, đưa dầm chính vào vị trí 2 chân cổng trục sao cho bích dầm chính và bích chân cổng khớp vào nhau. tiến hành bắt liên kết bu lông liên siết chặt
cong truc 05
Lắp đặt, liên kết dầm chính vào hệ chân cột
  • B5: lắp đặt lan can an toàn, biển báo.
  • B5: Lắp Pa lăng, xe con lên ray của dầm chính
  • B6: Lắp đặt hệ cấp điện dọc
  • B7: Lắp đặt tủ điện, hệ cấp điện ngang
  • B8: Kiểm tra và vận hành.
  • B9: Kiểm định thử tải

Xem thêm sản phẩn về cầu trục tai: https://tongkhocautruc.com/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat qua Zalo
Call: 0913.526.517