Cầu trục trong nhà xưởng là thiết bị có nhiệm vụ cẩu tải, nâng hạ, di chuyển hàng hóa, vật nặng với trọng lượng, kích thước lớn. Thiết bị rất phong phú về chủng loại, tải trọng và kết cấu nhằm phục vụ các nhu cầu sử dụng khác nhau. Hiện nay người ta có 3 cách để điều khiển và vận hành cầu trục trong nhà xưởng. Hãy cùng Hancranes tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết dưới đây các bạn nhé.
Điều khiển từ xa
Điều khiển từ xa hay radio remote control là phương pháp điều khiển được sử dụng phổ biến nhất, được nhiều người sử dụng lựa chọn nhờ tính hiện đại và sự linh hoạt trong quá trình sử dụng. Cụ thể bộ điều khiển từ xa gồm hai phần chính là bộ phát tín hiệu do kỹ thuật viên điều khiển thao tác và bộ thu tín hiệu thường lắp và đầu nối ở pa lăng cầu trục trong nhà xưởng
Điều khiển từ xa cầu trục hoạt động thông qua tần số vô tuyến RF (Radio Frequency) riêng biệt để không bị nhiễu sóng do các thiết bị điều khiển khác.
Điều khiển từ xa RF không chỉ ứng dụng các thiết bị nâng hàng cầu trục, cổng trục mà con sử dụng cho nhiều vật dụng phạm vi rộng như các thiết bị mở cửa tự động, hệ thống các loại đồ chơi điện tử từ xa,…
Nguyên lý làm việc của điều khiển từ xa RF cũng gần tương tự như điều khiển từ xa bằng tia hồng ngoại (IR). Bộ phát tín hiệu sẽ truyền các mã nhị phân thông qua sóng vô tuyến. Bộ phận thu sóng vô tuyến trên lắp trên tời nâng nhân được tín hiệu và giải mã nó và thực hiện đóng mở các tiếp điểm điện thực hiện điều khiển cầu trục trong nhà xưởng theo đúng mong muốn của người vận hành.
Bộ phát sóng có thể gồm 6 nút, 8 nút hoặc 10 nút hặc 12 nút tùy vào chủng loại. Trong đó bao gồm các nút nâng hạ, di chuyển trái phải, nam bắc, nút khởi động, nút dừng khẩn cấp và các nút chuyển đổi tốc độ của cầu trục trong nhà xưởng.
Bộ phát điều khiển cầu trục từ xa sử dụng năng lượng từ nguồn pin AA (2 x 1.5 V).
Ưu điểm của thiết bị là nhỏ gọn, không cần sử dụng dây cáp rườm rà. Sau khi ngưng sử dụng cầu trục, người vận hành có thể cất và bảo quản điều khiển tại vị trí chỉ định.
Điều khiển từ xa cầu trục trong nhà xưởng có điểm hạn chế nằm ở bán kính truyền sóng vô tuyến. Trong phạm vi truyền tín hiệu của điều khiển, cầu trục sẽ hoạt động theo lệnh của người vận hành. Ngược lại nếu ngoài phạm vi truyền tín hiệu thì kể cả tay điều khiển có được bật và người vận hành có thực hiện điều khiển thì thiết bị vẫn không hoạt động.
Tuy nhiên các nhà chế tạo điều khiển từ xa ngày nay đã chế tạo được các thiết bị có khả năng thu phát sóng tới bán kính điều khiển 100m.
Điều khiển tay treo
Là loại điều khiển cầu trục gắn liền dây hay điều khiển cầu trục tay bấm nối dây. Các tiếp điểm của tay bấm được đấu nối trực tiếp với các thiết bị điện trong tủ điện của cầu trục trong nhà xưởng. Tín hiệu đóng mở các khởi động từ được truyền trực tiếp từ tay bấm tới tủ điện thông qua dây cáp tín hiệu đấu nối từ tủ điều khiển tới tay bấm.
Dây cáp điều khiển được sử dụng là loại cáp điện dạng tròn bao gồm các đầu dây tín hiệu nối với tiếp điểm các nút nhấn cơ cấu nâng hạ, di chuyển trái, di chuyển phải, tiến hoặc lùi cầu trục trong nhà xưởng. Các tín hiệu khởi động hoặc dừng khẩn cấp cũng được tích hợp trên tay bấm để đảm bảo an toàn cho cầu trục. Do cáp truyền tín hiệu thường xuyên chịu lực kéo, lực vặn xoắn của người vận hành nên cần phải có một sợi dây thép chịu lực đi kèm theo dọc chiều dài của dây dẫn nhằm tăng độ bền cho cáp điện.
Thông thường độ dài của dây cáp điện sẽ căn cứ theo chiều cao nâng của cầu trục nhà xưởng và cách mặt đất khoảng một mét. Tuy nhiên tùy theo nhu cầu mà dây cáp điều khiển có thể ngắn hơn hoặc dài hơn.
So sánh với điều khiển cầu trục từ xa thì điều khiển dây treo rườm rà và khoảng điều khiển ngắn hơn. Người vận hành luôn phải đi sát và đi theo cầu trục khi cầu trục di chuyển.
Tay bấm sau khi dùng xong không thể cất đi để bảo quản và luôn phải treo ở cầu trục.
Nếu làm việc ở môi trường ngoài trời thì sẽ có nhược điểm là tay bấm có thể hư hỏng, chập mạch do bị nước mưa ngấm vào. Trong môi trường đó, người sử dụng cần có phương án bảo vệ tay bấm bởi các yếu tố thời tiết. Trong trường hợp tay bấm không thể điều khiển được do đứt ngầm trong đường cáp điều khiển hoặc tại các vị trí đấu nối cũng mất thời gian để dò tìm lỗi.
Cabin điều khiển
Phương thức cuối cùng để điều khiển cầu trục trong nhà xưởng là sử dụng tay gạt trong cabin. Trước đây khi điều khiển từ xa chưa phổ biến thì phương án này được ứng dụng nhiều. Ngày nay phương pháp sử dụng cabin điều khiển hầu như không được ứng dụng. Chỉ những cầu trục trong nhà xưởng tải trọng lớn và chiều cao nâng lớn, đòi hỏi nhiều cấp điều khiển tốc độ hoặc yêu cầu người vận hành bao quát toàn bộ không gian làm việc trong quá trình cẩu tải.
Mặt khác diện tích nhà xưởng cần phải có đủ khoảng không gian nhất định để bố trí cabin điều khiển. Có những trường hợp cầu trục trong nhà xưởng sẽ sử dụng cả 2 phương pháp điều khiển là điều khiển từ xa và cabin. Tại những vị trí không yêu cầu sử dụng cabin thì người vận hành có thể chuyển đổi chế độ sang điều khiển từ xa để điều khiển và ngược lại.
Do cabin điều khiển lắp treo ngay phía dưới cầu trục nên thường sát hoặc gần sát mái của nhà xưởng. Vì vậy vào mùa hè, không khí trong cabin rất nóng nực và ngột ngạt. Để đảm bảo sức khỏe cho công nhân vận hành cẩu vào những ngày thời tiết nóng, nhiệt độ môi trường cao, cabin điều khiển cần bố trí thêm bộ phận làm mát.
Các cầu trục cũ thì cabin thường bố trí quạt thoáng, quạt điện cơ. Các cầu trục trong nhà xưởng lắp dựng những năm gần đây thường đã trang bị điều hòa cho cabin. Tuy nhiên, lựa chọn quạt thoáng hay điều hòa cho cầu trục trong nhà xưởng vẫn tùy thuộc vào ngân sách của chủ tư vì nó không bắt buộc do không ảnh hưởng đến an toàn thiết bị.
Mỗi giải pháp điều khiển cầu trục trong nhà xưởng đều có ưu điểm và nhược điểm phù hợp với từng nhu cầu sử dụng và chi phí của khách hàng. Công ty thiết bị nâng hạ và xây lắp công nghiệp Hà nội cung cấp cả 3 giải pháp này. Hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline 0913526517 hoặc website https://tongkhocautruc.com/ để được tư vấn cụ thể.