Ray điện an toàn 3P nhập khẩu dùng cho cầu trục có tải trọng lên tới 30 tấn, chịu cường độ dòng điện đi qua tối đa là 150A.
Các mẫu ray điện an toàn 3 phase mà Công ty Thiết bị nâng hạ Hà Nội cung cấp
- Ray điện an toàn 3P50A
- Ray điện an toàn 3P75A
- Ray điện an toàn 3P100A
- Ray điện an toàn 3P150A
- Các loại ray điện an toàn cầu trục 1P, 3P, 4P, 6P, công suất từ 50A đến 600A nhập khẩu Đài Loan được hiển thị trên website https://tongkhocautruc.com/
Bảo hành: 12 tháng cho tất cả hệ điện dọc và phụ kiện điện dọc.
Thời gian cung cấp: trong vòng 2 ngày khi nhận được thông tin đặt hàng.
Ray điện an toàn cầu trục là gì?
Ray điện an toàn cho cầu trục hay còn gọi là thanh dẫn điện là một trong những phương pháp phổ biến nhất để cung cấp năng lượng điện cho cần trục và palăng. Thanh dây dẫn sử dụng hệ thống thu gom dạng chổi trượt, loại bỏ hầu hết các mối nguy hiểm về an toàn dây dẫn tiếp xúc và có thể cung cấp cường độ dòng điện cao hơn so với các hệ thống điện khác.
Ngày nay, tất cả các ray dẫn điện đều được cách điện bằng vỏ bọc. Có một số ứng dụng mà thanh dẫn điện có thể không được cách điện, nhưng các loại sử dụng cho cầu trục đều có vỏ bọc cách điện.
Các thành phần của ray điện cầu trục
- Hệ ray dẫn điện: bao gồm các thanh đồng dẹt được đúc trong vỏ bọc cách điện bằng PVC đảm nhiệm việc truyền tải điện năng.
- Căng ray: được bắt vào 2 đầu của hệ ray dẫn điện mục đích làm căng phẳng ray điện, đấu nối với dây dẫn và cấp nguồn điện cho hệ ray.
- Chổi tiếp điện cho cầu trục: bao gồm tay gá bằng nhựa, lò xo, chổi than mục đích để lấy điện nguồn từ hệ ray cấp cho cầu trục.
- Kẹp ray: Có chức gắn năng treo, đỡ hệ thống ray dẫn và gắn thanh dẫn vào giá đỡ
- Nối ray: Có chức năng nối hoặc kéo dài hệ thống ray cầu trục
Các bước lắp đặt hệ ray điện cầu trục
- B1: Hàn các tay đỡ ray điện lên hệ dầm đỡ cầu trục.
- B2: Lắp căng ray vào tay đỡ ở một đầu của đường chạy.
- B3: Kết nối ray điện vào cụm căng ray.
- B4: Lắp kẹp ray vào thanh dẫn.
- B5: Treo kẹp có kèm thanh dẫn ray lên tay đỡ và sử dụng bu lông để cố định kẹp ray.
- B6: Lắp cụm căng ray vào đầu còn lại của hệ thanh dẫn và gá lên tay đỡ.
- B7: Xiết bu lông của cụm căng ray để làm phẳng ray dẫn.
- B8: Đấu dây cấp nguồn vào một cụm căng ray bất kỳ.
- B9: Lắp chổi tiếp điện cho cầu trục và căn chỉnh ăn khớp với kẹp ray.
- B10: Chạy thử và hoàn thành việc lắp đặt.
Ưu điểm của hệ ray điện cầu trục
- Có thể được sử dụng trên cả cần trục trong nhà và ngoài trời.
- Có thể được sử dụng để cấp nguồn cho nhiều cầu trục trên một đường chạy.
- Tiết kiệm chi phí và dễ lắp đặt với nhiều loại giá đỡ và móc treo khác nhau.
- Phù hợp với các ứng dụng khoảng không thấp.
- Rất phù hợp lắp đặt cho cầu trục khi có kế hoạch nâng cấp hoặc mở rộng số lượng cầu trục trên một đường chạy trong tương lai.
Nhược điểm của hệ ray điện cầu trục
- Chổi lấy điện có thể bị mòn nhanh chóng và cần được bảo dưỡng hoặc thay thế thường xuyên.
- Không được sử dụng trong môi trường chống cháy nổ.
Đánh giá Ray điện an toàn 3P50A, 3P75A, 3P100A, 3P150A
Chưa có đánh giá nào.