Lắp đặt cầu trục trên công trình đảm bảo an toàn tránh rủi ro khi thực hiện bạn cần nắm rõ được quy trình lắp đặt tổ hợp cầu trục tại công trình. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về các bước lắp đặt cầu trục nhé.
1. Chuẩn bị lắp đặt cầu trục
Để lắp đặt một bộ cầu trục bạn cần chuẩn bị:
-mặt bằng thi công: mặt bằng thi công phải đủ rộng để có thể tổ hợp, nâng hạ bộ cầu trục đã được lắp lên trên khung cầu trục của nhà xưởng cần lắp. mặt bằng cần đảm bảo rộng rãi, thông thoáng tránh các sự cố cháy nổ không mong muốn.
-Vật tư: vận chuyển tập kết đầy đủ vật tư cầu trục đến vị trí thi công cầu trục gồm dầm chính, dầm biên, các hệ cấp điện phụ trợ….
-Dụng cụ: Xe nâng, xe cẩu , các máy móc phụ trợ tổ hợp (máy cắt, máy hàn, cờ lê, búa,…)
– Nhân sự: cần ít nhất 1 thợ điện, 1 thợ hàn cắt, 1 thợ kĩ thuật lắp máy có chuyên môn trong lắp đặt thiết bị nâng hạ, 1 người giám sát chỉ đạo bao quát sắp xếp công việc đảm bảo an toàn trong quá trình lắp đặt.
2. lắp đặt cầu trục
Các bước lắp đặt một bộ cầu trục:
Lắp đặt ray cầu trục
Tim giữa 2 ray chính là khẩu độ của cầu trục. Lưu ý khi lắp đặt 2 ray cầu trục cần song song với nhau đảm bảo cầu trục chạy trên đường ray ổn định.
Trước tiên xác định tim giữa 2 ray chính lấy dấu mực lên trên dầm đỡ ray
Tiếp đến cẩu ray (ray vuông hoặc ray P…) lên trên dầm cầu trục đặt thẳng dọc theo dấu mực đã lấy
Dùng thước kiểm tra lại ray cầu trục đảm bảo tuyệt đối song song với nhau dùng máy hàn hành cố định ray vào dầm đỡ ray.
Tổ hợp dầm chính
Tổ hợp dầm chính là bước quan trọng trong quy trình lắp đặt cầu trục.
B1: cẩu 2 dầm biên về 2 đầu dầm chính . sau đó dùng bu lông để cố định chắc chắn dầm biên vào dầm chính
B2: kiểm tra lại khẩu độ dầm chính xem có khớp với khẩu độ xác định trên ray cầu trục
B3 Kiểm tra độ vuông góc, dầm biên và dầm chính.

Lắp ráp pa lăng vào dầm chính
B1: tổ hợp pa lăng xích điện và xe con di chuyển cầu trục lại với nhau.
B2: lắp tổ hợp xe con pa lăng vào dầm cầu trục
Đối với cầu trục dầm đơn bạn cần sử dụng cẩu tự hành nâng khung dầm cầu trục lên cao hơn 1m so với mặt đất để có khoảng không lắp tổ hợp pa lăng xe con vào dầm cầu trục
Đối với cầu trục dầm đôi cần lắp ray cho xe con lên trên dầm cầu trục
Để lắp đặt pa lăng vào dầm chính cầu trục, bạn cần sử dụng cần cẩu( cẩu tự hành) để nâng khung cầu trục trên cao cách mặt đất tầm 1m( đối với dầm đơn). tiếp đến cố định pa lăng vào dầm chính của cầu trục.
Tiếp theo là cố định Tủ điện di chuyển cho cầu trục vào dầm biên cầu trục( có thể kết nối sau khi đặt cầu trục lên ray).
cuối cùng cố định động cơ và công tắc hành trình.

Đặt cầu trục trên ray
Sử dụng cẩu tự hành nâng cần trục lên cao hơn so với mặt ray và căn chỉnh từ từ hạ cẩu sao cho bánh xe cầu trục nằm gọn gàng trên ray.
Kết nối điện
B1: Lắp hệ cấp điện dọc cho cầu trục: sử dụng hệ cấp điện ray an toàn 3P, 4P…
B2: Lắp đặt hệ cấp điện ngang ray C cho cầu trục (rayC, cáp điện dẹt…)
B3: Kết nối điện cầu trục theo bản vẽ (Bao gồm kết nối tủ điện ngang về tủ điện tổng qua hệ cấp điện ray C thanh quẹt; Kết nối điện pa lăng, tích hợp điều khiển về tủ điện ngang cầu trục theo bản vẽ )
B4: Cố định động cơ, công tắc hành trình, lắp đặt các thiết bị phụ trợ cho cầu trục: Đèn báo, thiết bị cảnh báo quá tải,…
Bật nguồn vận hành chạy thử cầu trục
Sau khi kết nối xong chúng ta bật nguồn điện tổng và bắt đầu vận hành chạy thử để kiển tra hoạt động khả năng di chuyển nâng hạ của cầu trục xem có gặp vấn đề về lỗi kĩ thuật không
3. Vận hành thử tải cho cầu trục
Sau khi đảm bảo cầu trục vận hành trơn tru ổn định về kĩ thuật chúng ta tiến hành mời đơn vị kiểm định về thử tải trọng cho cầu trục theo quy định của nhà nước.
Trên đây là Quy trình lắp đặt cầu trục do Hancrane soạn gửi tới các bạn tham khảo. Hy vọng qua bài viết sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về quá trình lắp đặt một bộ cầu trục.
Xem thêm các sản phẩm tại: https://tongkhocautruc.com/