Hướng dẫn kiểm soát tải trọng nâng cầu trục, cổng trục

kiem soat tai trong nang 1 1

Cầu trục, cổng trục là thiết bị vận tải trên cao để nhấc và mang các vật thể từ nơi này đến nơi khác. Vì vậy an toàn là yếu tố quan trọng nhất cần quản lý khi cầu trục thực hiện nâng tải. Để thiết bị nâng tải một cách an toàn và thành công, bắt buộc người vận hành phải thực hiện kiểm soát tải trọng nâng.

 

kiem soat tai trong nang 1 1
Cầu trục 30 tấn đang nhấc tải

Kiểm soát tải trọng nâng là gì?

Kiểm soát tải trọng nâng cầu trục, cổng trục là việc quản lý, giám sát tình trạng của vật nâng trong suốt quá trình nâng và di chuyển bởi cầu trục, cổng trục. Kiểm soát tải trọng nâng nhằm đảm bảo tải trọng vật nâng nằm trong giới hạn cho phép của cầu trục và sự ổn định của vật nâng trong suốt quá trình cẩu tải.

Các rủi ro khi không kiểm soát tải trọng nâng

  • Mất an toàn cho thiết bị: không kiểm soát tải trọng nâng như cẩu quá tải trọng cho phép hoặc vật nâng bị bố trí lệch tâm với cầu trục, cổng trục sẽ khiến cầu trục bị mất ổn định, di chuyển bị chéo thậm chí rơi vật nâng, rơi thiết bị.
  • Mất an toàn cho người vận hành: vật nâng bị bố trí lệch tâm với cầu trục có thể làm nó bị rung lắc khi nâng hạ thậm chí nó bị đung đưa, văng xa và va đập vào người thao tác gây tai nạn nghiêm trọng
  • Giảm độ bền của thiết bị: vật nâng bố trí lệch làm lực tác động phân bố không đồng đều lên các kết cấu cơ khí hoặc kết cấu thép của cầu trục làm một số bộ phận như ray di chuyển, bánh xe di chuyển, bánh răng, tang cáp v…v  bị mài mòn nhiều hơn so với các bộ phận khác.  Vật nâng có trọng lượng vượt quá tải trọng nâng định mức của thiết bị khiến các cơ cấu truyền động bao gồm động cơ, phanh hãm, hộp số v..v luôn trong tình trạng làm việc quá tải sẽ nhanh bị bào mòn, rệu rã.
  • Chi phí sửa chữa thiết bị tăng cao: Việc thiết bị luôn trong tình trạng bị bảo mòn nhanh do không kiểm soát tải trọng nâng, do xử lý tải trọng không phù hợp sẽ làm các cơ cấu nhanh chóng trở nên hư hỏng gây mất chi phí và thời gian sửa chữa và thay thế thiết bị.
kiem soat tai trong nang 2
Cầu trục 10 tấn đang nhấc tải

Các yếu tố cần thiết để kiểm soát tải trọng nâng

  • Cần biết rõ trọng lượng của vật nâng: Người vận hành cần biết rõ vật nâng trọng định mức của cầu trục và trọng lượng của vật nâng. Tải trọng nâng bao gồm trọng lượng của vật thể được nâng và các thiết bị nâng bên dưới móc như cụm nam châm, gầu ngoạm, dây xích v…v
  • Vật nâng phải được đặt vào đúng trọng tâm của cầu trục: Người điều khiển cần đưa cầu trục về vị trí thích hợp sao cho trọng tâm của cầu trục và vật nâng phải trên một đường thẳng. 
  • Chọn thiết bị hỗ trợ nâng dưới móc phù hợp để cân bằng và ổn định vật nâng: Sử dụng các dụng cụ trung gian: vòng nâng, cùm, khớp xoay để kết nối vật nâng với cáp treo hoặc móc cẩu nhằm căn chỉnh hoặc xoay vật nâng trọng dễ dàng về vị trí cân bằng
  • Sử dụng các thanh treo, cụm nam châm, ngoàm v…v để xử lý các vật nâng trọng có kích thước lớn hoặc hình dạng không cân đối nhằm phân bố đồng đều trọng lượng vật nâng
  • Sử dụng móc nâng có chốt: Móc nâng có chốt được khuyến khích sử dụng để đảm bảo cố định vật nâng một cách chắc chắn nhất
  • Chọn móc treo phù hợp: Tùy thuộc vào loại vật nâng bạn đang nâng, có bốn loại móc treo cơ bản sau có thể sử dụng: móc dạng dọc, móc dạng vòng, móc dạng giỏ, cụm móc treo nhiều chân.

          – Móc dọc dễ bị xoắn và bị lắc khi nhấc vật nặng. Do vậy không nên sử dụng móc dọc để nhấc các vật thể dài, lỏng lẻo có thể bị lật khi nâng.

          – Không nên sử dụng móc treo dạng vòng để nâng vật thể bị lỏng hoặc không cân bằng. 

          – Không nên sử dụng các móc dạng giỏ đối với các vật nâng khó cân bằng

          – Cụm móc treo nhiều chân được khuyến khích sử dụng cho mọi trường hợp do nó tạo nhiều điểm kết nối và cố định vật nâng, do đó tăng tính ổn định và khả năng kiểm soát.

  • Chú ý các vật cản trên đường di chuyển vật nâng: Việc vật nâng bị va chạm với các vật cản khi đang được cầu trục di chuyển trong không gian có thể gây ra một số vấn đề nghiêm trọng như dưới: vật nâng bị quay hoặc văng ngoài tầm kiểm soát, vật nâng bị rơi. Không có người ở bên dưới vật nâng khi di chuyển. Tất cả mọi người kể cả nhân viên vận hành phải luôn ở một khoảng cách an toàn với vật được nâng và không bao giờ được có mặt bên dưới vật nâng.
  • Gắn bổ sung thêm sợi dây neo vào vật nâng nếu cần: Một sợi dây mềm, chắc chắn (còn gọi là dây neo) nên được gắn vào vật được nâng để kiểm soát chuyển động quay, lắc của vật nâng.

         Dây neo cho phép công nhân kiểm soát vật nâng di chuyển trong suốt thời gian nâng. Chúng đặc biệt hữu ích trong các trường hợp vật nâng có trọng lớn hoặc rộng dễ bị xoay hoặc lắc lư. Người vận hành có thể gắn dây neo vào vật nâng và điều khiển chuyển động của nó ở một khoảng cách an toàn so với vật nâng.

         Mặc dù dây neo có thể rất hữu ích trong việc kiểm soát tải trọng nâng, nhưng không nên lạm dụng chúng trong những trường hợp: vòng quay của vật nâng quá lớn không thể kiểm soát an toàn bằng dây neo, dây neo không đủ dài để công nhân giữ khoảng cách an toàn với vật nâng, lối đi của công nhân nhỏ hẹp có nguy cơ vấp ngã hoặc mắc vào dây neo.

  • Chú ý tới điều kiện môi trường làm việc: Trong trường hợp các địa điểm làm việc ở ngoài trời hoặc trong các cơ sở có cửa lồi lớn, điều kiện môi trường đóng vai trò quan trọng. Gió to có thể ảnh hưởng đến độ ổn định của vật nâng, làm nó bị lắc lư, rung giật, khó kiểm soát. Cần sử dụng các dây treo, trục xoay và các thiết bị để kiểm soát tải trọng nâng được liệt kê ở trên để giảm thiểu tác động của gió lên vật thể trong quá trình nâng.

Kết luận

Việc kiểm soát tải trọng nâng là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo an toàn khi sử dụng cầu trục. Hiện công ty thiết bị nâng hạ Hà Nội chúng tôi không chỉ cung cấp cầu trục mà còn cung cấp rất nhiều các thiết bị nâng dưới móc khác nhau cũng như tư vấn các giải pháp để hỗ trợ ổn định tải khi nâng. Vì vậy hãy liên hệ với chúng tôi theo số hotline 0913526517 khi bạn có nhu cầu về cầu trục và các phụ kiện liên quan để được tư vấn giải pháp phù hợp nhất.

>> Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng pa lăng một cách an toàn

>> Xem thêm: Hướng dẫn kiểm tra cầu trục hàng ngày và trước khi vận hành

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat qua Zalo
Call: 0913.526.517