kiểm định cầu trục là yêu cầu bắt buộc đối với các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân vận hành và sử dụng thiết bị này.
Các tiêu chuẩn áp dụng kiểm định cầu trục
- Tiêu chuẩn TCVN 4244:2005 về thiết bị nâng- thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật.
- Tiêu chuẩn TCVN 5206:1990 về máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn đối với đối trọng và ổn trọng.
- Tiêu chuẩn TCVN 5207:1990 về máy nâng hạ- Cầu contenơ- Yêu cầu an toàn.
- Tiêu chuẩn TCVN 5209:1990 về máy nâng hạ – Yêu cầu về an toàn đối với thiết bị điện.
- Tiêu chuẩn TCVN 5179:90 về máy nâng hạ – yêu cầu thử nghiệm thiết bị thủy lực về an toàn.
- Tiêu chuẩn TCVN 9358: 2012 về lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp- Yêu cầu chung.
- Tiêu chuẩn TCXDVN 9385:2012 về chống sét cho công trình xây dựng – Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống.
- Quy chuẩn QCVN 7: 2012/BLĐTBXH về an toàn lao động đối với thiết bị nâng.
quy trình thực hiện kiểm định cầu trục
Kiểm tra lý lịch, hồ sơ cầu trục
- Kiểm tra các Bản vẽ chế tạo ghi đủ các kích thước chính.
- Kiểm tra hồ sơ hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng sửa chữa.
- Kiểm tra hồ sơ xuất xưởng của thiết bị nâng, giấy chứng nhận hợp quy do tổ chức được chỉ định cấp theo quy định.
- Kiểm tra các báo cáo kết quả, biên bản kiểm tra chống sét, nối đất, điện trở cách điện động cơ(nếu có).
- kiểm tra hồ sơ lắp đặt.
Kiểm tra bên ngoài
- Kiểm tra mặt bằng, khoảng cách, vị trí lắp đặt thiết bị, hệ thống điện, bảng hướng dẫn nội quy sử dụng, hàng rào bảo vệ và các biện pháp an toàn.
- Kiểm tra xem xét lần lượt các cơ cấu, bộ phận của thiết bị nâng, đặc biệt chú trọng đến tình trạng các bộ phận và chi tiết sau:
+ Kết cấu của thiết bị nâng: các mối hàn, mối ghép đinh tán, mối ghép bu lông (nếu có). Các liên kết của kết cấu buồng điều khiển, thang, sàn và che chắn;
+ Móc cẩu, cáp/ xích cẩu.
+ Puly, trục, các chi tiết cố định trục ròng rọc và Đường ray.
+ Các thiết bị an toàn (hạn chế chiều cao nâng, hạ; hạn chế hành trình xe con, dầm biên cầu trục; thiết bị chống quá tải);
+ Kiểm tra điện trở nối đất không vượt quá 4Ω. điện trở cách điện của động cơ điện không dưới 0,5Ω.
+ Các phanh hãm kiểm tra theo đúng quy định của tiêu chuẩn TCVN 4244:2005.
+ Đánh giá kết quả kiểm định cầu trục khi kiểm tra bên ngoài cà chuyển sang khâu tiếp theo.
- Kiểm tra kỹ thuật- Thử không tải trọng:
+ Tiến hành thử không tải các cơ cấu và thiết bị nâng, bao gồm: tất cả các cơ cấu và thiết bị điện, các thiết bị an toàn phanh hãm và các thiết bị điều khiển, chiếu sáng, âm hiệu.
+ Các phép thử được thực hiện không ít hơn 03 lần.
Phương pháp thử tải- các chế độ thử tải:
Thử tĩnh:
- Tải trọng thử bằng: 125% Qtk hoặc bằng 125% Qsd, trong đó:
+ Qtk: tải trọng thiết kế;
+ Qsd: tải trọng sử dụng để thử tải (yêu cầu tải trọng sử dụng phải nhỏ hơn tải trọng thiết kế và phải phù hợp với chất lượng thực tế của thiết bị).
- Đánh giá: Kết quả đạt yêu cầu khi Trong vòng 10 phút treo tải, tải không bị trôi, sau khi hạ tải xuống các cơ cấu và bộ phận của thiết bị không có biến dạng dư hoặc các hư hỏng khác.
![Kiểm định cầu trục- Quy trình kiểm định cầu trục, các tiêu chuẩn áp dụng hiện hành 2 Kiểm định cầu trục 2 tấn](https://tongkhocautruc.com/wp-content/uploads/2022/10/kiem-dinh-cau-truc-03.jpg)
Thử động:
- Tải trọng thử bằng: 110% Qtk hoặc bằng 110% Qsd.
- Tiến hành nâng và hạ tải trọng thử ba lần trong quá trình nâng phải quan sát kiểm tra hoạt động của tất cả các cơ cấu nâng hạ ứng với tải đó.
- Đánh giá: Kết quả đạt yêu cầu khi các bộ phận của thiết bị hoạt động đúng tính năng thiết kế và đáp ứng được yêu cầu của các Tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành. Sau khi hạ tải xuống các cơ cấu và bộ phận của thiết bị không có biến dạng dư hoặc các hư hỏng khác.
Đối với những thiết bị nâng hoạt động trong môi trường đặc biệt:
– Những thiết bị nâng dùng để nâng hạ cửa ống thủy lợi, cửa ống thủy điện:
- Thử tĩnh theo 2.3.1;
- Có thể thử động với tải trọng bằng 110% trọng tải thiết kế hoặc trọng tải do đơn vị sử dụng đề nghị khi không di chuyển thiết bị và xe con. Tiến hành nâng và hạ tải ba lần kiểm tra đánh giá kết quả theo đúng yêu cầu kĩ thuật.
– Những cầu trục phục vụ các nhà máy nhiệt điện, thủy điện, trạm thủy lợi được phép sử dụng thiết bị chuyên dụng để tạo tải trọng thử mà không cần dùng tải (tải trọng thử thông thường được tạo bằng hệ thống các xy lanh – pít tông thủy lực).
- Trường hợp này đơn vị thử tải cần cung cấp lập quy trình vận hành thiết bị tạo tải trọng thử và phải được xác nhận của các bên liên quan. Tất cả các thiết bị đo lường, bảo vệ liên động và an toàn của thiết bị tạo tải trọng thử cần phải được kiểm tra theo đúng quy định.
- Thử tĩnh theo 2.3.1;
- Thử động với tải thử 110% trọng tải thiết kế hoặc trọng tải do đơn vị sử dụng đề nghị . Tiến hành nâng và hạ tải ba lần kiểm tra đánh giá kết quả theo đúng yêu cầu kĩ thuật.
Xử lý kết quả kiểm định.
- Lập biên bản kiểm định cầu trục với đầy đủ nội dung theo quy định hiện hành .
- Thông qua biên bản kiểm định cầu trục.
- Các thành phần tham gia thông qua biên bản kiểm định cầu trục:
+ Đại diện cơ sở, người được cơ sở ủy quyền.
+ Người tham gia chứng kiến quá trình kiểm định cầu trục.
+ Kiểm định viên thực hiện kiểm định cầu trục.
Thời hạn kiểm định cầu trục.
- Đối với thiết bị nâng cầu trục có thời hạn sử dụng dưới 12 năm thời hạn kiểm định cầu trục định kỳ là 03 năm.
- Đối với thiết bị nâng cầu trục có thời hạn sử dụng trên 12 năm thì thời hạn kiểm định định kỳ là 01 năm.
Xem thêm các sản phẩm thi công tại: https://tongkhocautruc.com/