Cổng trục đẩy tay và 6 ưu điểm khi sử dụng

cong truc day tay 3

Cổng trục đẩy tay là một biến thể của cổng trục công nghiệp, có hình dạng khá giống với cổng trục công nghiệp.

Cổng trục đẩy tay không cần sử dụng cụm dầm biên và bánh xe thép đúc như cổng trục công nghiệp nên không cần lắp đặt hệ thống ray chạy dọc cho cổng trục. Cổng trục đẩy tay cũng không cần động cơ điện để truyền động khi dịch chuyển do đó cũng không cần lắp đặt hệ cấp nguồn ray điện dọc hoặc tang quấn cáp như cổng trục thông thường. Thiết bị điện điều khiển di chuyển dọc cũng không cần lắp đặt cho cổng trục đẩy tay.

Cổng trục đẩy tay gọn nhẹ nên dễ dàng tháo lắp, di chuyển từ nhà xưởng này sang nhà xưởng khác hoặc vận chuyển đến các công trường khác nhau.

Chính vì vậy, chi phí chế tạo cổng trục đẩy tay thấp hơn rất nhiều cổng trục công nghiêp. Lựa chọn sử dụng cổng trục đẩy tay sẽ tiết kiệm tối đa chi phí đầu tư, chi phí vận hành, chi phí lắp dựng cũng như chi phí bảo dưỡng.

Cổng trục đẩy tay với cấu tạo nhỏ gọn, đơn giản phù hợp dùng trong các xưởng gia công nhỏ, nhà kho hoặc không gian làm việc nhỏ hoặc các xưởng có các máy gia công khuôn mẫu có vật liệu thô và hàng thành phẩm có tải trọng vừa và nhỏ

Cổng trục đẩy tay dùng lực của con người để đẩy và di chuyển cổng trục từ vị trí này sang vị trí khác cả khi không tải và khi có tải trong phạm vi hoạt động của nó. Vì vậy trọng nâng của cổng trục đẩy tay thường giới hạn từ 0.5 tấn đến 5 tấn, tối đa là 5. Chiều cao nâng từ 2 mét đến 6 mét, tối đa là 6 mét tùy theo mục đích sử dụng.

cong truc day tay 2

Cấu tạo cổng trục đẩy tay:

  • Dầm chính: là thanh thép chữ I đặt ngang phía trên kết nối 2 cụm chân của cổng trục đẩy tay. Hai đầu dầm có bản mã, có các lỗ bu lông ở các góc để bắt cố định dầm vào chân cổng.
  • Chân cổng: làm bằng thép hộp vững chắc, chịu lực tốt, có thể có thanh giằng để gia cố
  • Dầm biên: dầm hộp bắt cố định vào 2 bên của chân cổng.
  • Tời nâng hạ: được treo vào má dưới dầm chính của cổng trục, di chuyển dọc theo dầm. Tời nâng hạ có thể là palang xích kéo tay hoặc palang điện.
  • Tay điều khiển (trong trường hợp sử dụng tời điện) dùng để điều khiển tời điện di chuyển ngang trên dầm chính và thực hiện nâng hạ tải.
  • Hệ thống điện ngang bao gồm ray C, cáp điện dẹt
  • Bánh xe di chuyển dọc: bánh xe được thiết kế từ cao su, hoạt động bằng lực đẩy tay người. Có khớp nối linh hoạt và khả năng xoay 360 độ vì vậy ngoài di chuyển dọc cổng trục có thể di chuyển xoay nhẹ nhàng theo hướng đẩy của người vận hành. Để chống trượt  khi cổng trục không di chuyển hoặc khi đang nâng hàng và hạn chế lực khi cần thiết, cụm bánh xe có bố trí khóa hãm bằng chân.

cong truc day tay 1

Ưu điểm cổng trục đẩy tay

  • Có thể vận hành tốt trong không gian sản xuất nhỏ hẹp
  • Dễ dàng tháo lắp hay di chuyển khắp mọi nơi trong kho hàng, không chiếm diện tích sử dụng
  • Thiết kế đơn giản, ít hư hỏng.
  • Sửa chữa, bảo dưỡng đơn giản, phụ tùng thay thế phổ biến và có sẵn trên thị trường với giá thành thấp
  • Giá thành hợp lý, tiết kiệm chi phí chế tạo, vận tải và lắp dựng hơn so với các loại cổng trục lớn khác.
  • Thời gian chế tạo và lắp dựng nhanh hơn so với cổng trục công nghiệp

cong truc day tay 3

Những chú ý an toàn vận hành cổng trục đẩy tay

Mặc dù cổng trục đẩy tay là thiết bị nâng hạ có tải trọng nhỏ và không có động cơ truyền động dọc nhưng khi vận hành vẫn phải tuân thủ đầy đủ các yêu cầu về an toàn thiết bị nâng.

  • Trước khi vận hành cần kiểm tra đầy đủ các hạng mục an toàn để quá trình vận hành suôn sẻ, không gặp sai sót. Nếu sau khi kiểm tra phát hiện các điểm bất thường thì không được vận hành cẩu và phải lập tức báo cho cấp trên hoặc đơn vị bảo hành, sửa chữa để đảm bảo an toàn. Không tự ý tháo lắp,  thay thế, sửa chữa bởi các linh kiện không được gia công theo quy chuẩn.
  • Trong khi vận hành cổng trục phải thao tác thận trọng, tải nâng cần được giữ cân bằng khi nâng và di chuyển. Không được vận hành cùng một lúc cả 3 cơ cấu.
  • Luôn có người giám sát khi cầu trục đang làm việc.
  • Cần nắm rõ tải trọng định mức của thiết bị, không được nâng quá tải, không nâng hàng hóa hoặc vật tư khi không biết tải trọng chính xác của nó.
  • Hạn chế sử dụng chế độ ngừng đột ngột để ngừng thiết bị khi đang di chuyển. Điều này gây áp lực lớn lên thanh dầm và toàn bộ cổng trục.
  • Cảnh báo, không cho phép người không có nhiệm vụ hoặc không hiểu biết về thiết bị đến gần khi đang thực hiện nâng hạ.
  • Không thực hiện bảo trì hay sửa chữa khi cổng trục đang làm việc.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat qua Zalo
Call: 0913.526.517