Cầu trục là gì?
– Cầu trục (Overhead Crane) là thiết thiết bị nâng hạ tải trọng gồm hai chuyển động chính (ngang, dọc trên cao nhà xưởng) để đảm bảo thao tác nâng hạ, di chuyển tải trọng trong phạm vi không gian làm việc.Khác với cổng trục cầu trục được đặt trên hệ cột thép hoặc cột bê tông cố định vì vậy cầu trục thường hoạt động bên trong các nhà xưởng kho bãi có mái bao che.
– Cầu trục rất thuận tiện cho việc bốc, xếp hàng hóa các vật có tải trọng lớn, kích thước cồng kềnh (sắt, thép, bê tông…). Sức nâng lớn từ 1 tấn đến 500 tấn, vận hành chủ yếu bằng các động cơ điện nên cầu trục được sử dụng rộng rãi trong ngành Công nghiệp nặng nói chung.
Phân loại cầu trục
cầu trục có một số cách phân loại như sau:
Theo công dụng:
- Cầu trục được sử dụng để nâng hạ tải trọng, di chuyển tải trọng, lắp đặt tải trọng….
Theo chủng loại:
- Cầu trục dầm đơn (một dầm): kết cấu thép có thể thép cán nóng, thép tổ hợp hoặc dạng dàn.
- Cầu trục dầm đôi (hai dầm): Kết cấu thép thường là dạng thép tổ hợp hoặc dạng dàn.
Theo kết cấu Cầu trục:
- Cầu trục có kết cầu thép tổ hợp dạng hộp.
- Cầu trục có dầm cầu trục dạng thép cán nóng( thép I, H..).
- Cầu trục có dầm cầu trục kết cấu dạng dàn.
Theo nhu cầu sử dụng:
- Cầu trục cảng : Sử dụng nâng hạ hàng hóa có kích thước tải trọng lớn tại các cảng biển cảng sông, cảng nội địa…
- Cầu trục thủy điện : Dùng vận hành lắp đặt các tua bin, trạm nguồn, nâng hạ cửa xả trong nhà máy thủy điện.
- Cầu trục phòng nổ : Sử dụng trong các nhà máy khí, gas, hầm lò than…
- Cầu trục luyện kim : Sử dụng trong các phân xưởng luyện kim chịu được nhiệt độ cao điều kiện làm việc khắc nghiệt.
- Thông dụng: Sử dụng để di chuyển, xếp dỡ hàng hóa sửa chữa máy móc thông dụng đối với các ngành công nghiệp nhẹ .
- Chuyên dùng: Sử dụng nâng hạ đối với các hàng hóa đặc biệt như nam châm từ, gầu ngoạm.
Theo cơ cấu dẫn động:
- Cầu trục dẫn động bằng tay: các cơ cấu di chuyển dẫn động bằng hệ thống tời kéo tay (Bộ truyền động cơ khí ăn khớp bánh răng…)
- Cầu trục dẫn động bằng điện: Các cơ cấu di chuyển được nhờ động cơ điện 1 pha hoặc 3 pha (Palăng cáp điện, palang xích điện…)
Theo cách tựa của dầm cầu trục lên ray di chuyển:
- Cầu trục tường: Dầm chính dạng console lắp đặt cho 1 đường chạy nhất định.
- Cầu trục treo: dầm chính được treo bên dưới ray cầu trục.
- Cầu trục có dầm ngồi lên trên ray cầu trục và dầm đỡ ray.
- Cầu trục quay
Theo cách mang tải trọng
- Cầu trục móc cẩu: sử dụng móc cẩu
- Cầu trục mang gầu ngoạm: sử dụng gầu gắn dưới pa lăng để ngoạm vật liệu. thường sử dụng trong các mỏ quặng, than, đá các nhà máy sản xuất vật liệu rời.
- Cầu trục nam châm điện: Sử dụng mâm từ gắn dưới pa lăng để hút nâng các vật liệu sắt thép.
Xem thêm tại : https://tongkhocautruc.com/