6 bước Bảo dưỡng cầu trục đúng kỹ thuật

bảo trì pa lăng

Bảo dưỡng cầu trục là công việc là công việc vô cùng quan trọng mà người sử dụng cần phải quan tâm. Nếu không bảo dưỡng đúng cách sẽ dẫn đến hỏng hóc gây ảnh hưởng đến năng suất làm việc đặc biệt có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của những người sử dụng

Nguyên nhân hư hỏng ở cầu trục

Khi đi vào hoạt động, cầu trục thường rung lắc mạnh khi nâng hạ tải trọng và phát ra tiếng kêu bất thường. Nguyên nhân chủ yếu có thể do các bộ phận như; motor, phanh, cáp hoặc các bộ phận khác. cụ thể như sau:

  • Do nguồn điện đầu vào chập chờn không ổn định
  • Do sai số ở khe hở của phanh (0.75mm với tời, 0.6mm với các xe con)
  • Do kết cấu của phanh không hoàn chỉnh hoặc má phanh bị mài mòn. Từ đó bánh phanh tiếp xúc kém đều dẫn đến có tiếng kêu bất thường.
  • Do bụi bẩn bám trên bề mặt bánh phanh vì vậy cần phải vệ sinh sạch sẽ.
  • Do sai số đồng tâm giữa hộp giảm tốc và trục của motor.
  • Do khung dầm, ray nhà xưởng trong quá trình sử dụng bị sai số hao mòn dẫn đến không đạt được tải trọng thiết kế.
  • Do móc cẩu bị lỏng lẻo. Do vậy cần phải kiểm để đảm bảo an toàn trong quá trình làm việc.
  • Do hệ thống puly bị dây cáp hỏng hóc; hoặc quạt giá động cơ có vấn đề,……

Trên đây là các lỗi cơ bản thường gặp phải của cầu trục. Chúng tá phải kiểm tra kỹ từng bộ phận để có thể xác định được nguyên nhân hỏng hóc từ đó đưa mới đưa ra được đánh giá, phương pháp bảo dưỡng cầu trục hiệu quả nhất.

Quy trình bảo dưỡng cầu trục đúng kỹ thuật

  • Cầu trục là thiết bị giúp nâng và vận chuyển hàng hóa có trọng lượng nặng cồng kềnh. Vậy nên để đảm bảo an toàn khi sử dụng thì việc bảo trì, bảo dưỡng  cầu trục định kì là điều mà các doanh nghiệp cần chú ý. Dưới đây là cách bảo dưỡng cầu trục chuẩn kỹ thuật.

B1: Kiểm tra độ chặt

  • Hãy tiến hành kiểm tra toàn bộ liên kết bu lông tại chân phanh, chân motor và chân hộp giảm tốc độ,… Cần phải siết chặt lại và thay thế ốc mới ngay. Chú ý kiểm tra ở những vị trí khớp nối và những phần chuyển động thường xuyên của trục lăn để đảm bảo độ chắc chắn giúp máy hoạt động an toàn và ổn định.

B2: Làm sạch và kiểm tra máy móc

  • Vệ sinh sạch sẽ các bụi bẩn bám trên cầu trục bằng giẻ lau, máy nén khí để làm sạch bụi, bẩn ở các ngách động cơ

B3: Bảo trì xe con và motor

  • Tiến hành kiểm tra tình trạng chuyển động, độ mài mòn của các bánh xe và độ tiếp xúc của các bánh xe với đường ray. Nếu có bụi bẩn hay vật cản ở đường ray thì cần phải vệ sinh ngay để bánh xe làm việc an toàn không bị chệch hướng khỏi đường ray.
  • Kiểm tra hộp giảm tốc ở các vị trí xe con có hoạt động tốt không để đảm bảo độ an toàn khi sử dụng. Đồng thời kiểm tra hệ thống má phanh với bánh phanh có ăn không nếu không cần thay má phanh mới.
  • Kiểm tra xe con và motor có hoạt động tốt không
  • Kiểm tra các liên kết ray cầu trục, độ đồng tâm và độ siết của các bu lông ở các động cơ giảm tốc với cụm bánh xe. kiểm tra toàn bộ ốc ở đường ray xe con, dầm biên xem có bị lỏng không và siết lại thật chặt. Kiểm tra độ võng của dầm chính và độ biến dạng của dầm biên khi làm việc để đảm bảo độ an toàn. 
bảo trì pa lăng
bảo trì bảo dưỡng pa lăng, xe con, mtor cho cầu trục

B4: Kiểm tra hộp giảm tốc

  • Tiến hành kiểm tra hộp giảm tốc bị rò rỉ dầu không?. nếu có thì cần phải tìm ra nguyên nhân và khắc phục tình trạng chảy dầu ngay. tra thêm dầu đảm bảo mức dầu đủ để máy hoạt động.
  • Kiểm tra các bu lông xem đã được xiết chặt chưa. Nếu có những tiếng ồn lạ ở bánh răng thì cần cần phải tra dầu bôi trơn để nó hoạt động được tốt tránh hỏng hóc. trong quá trình hoạt động người sử dụng cần thường xuyên kiểm tra vòng bi xem có tiếng động lạ gì không để kịp thời khắc phục giúp vận hành tốt. Cần định kì kiểm tra thực hiện các công việc như: làm sạch ổ bi, kiểm tra các vỏ bọ có bị nứt không, kiểm tra các trục có bị hư hỏng gì không để đảm bảo cầu trục được hoạt động tốt.
bảo trì thay thế phanh điện từ
Bảo trì thay thế má phanh đĩa phanh điện từ

B5: Kiểm tra các khớp nối gioăng

  • Lưu ý không được tự ý tháo khi máy. chỉ được tháo ra khi máy đã dừng hẳn và ngắt nguồn điện và phải lắp vào đúng vị trí trước khi tiến hành khởi động lại máy.
  • Kiểm tra các khớp nối xem có tiếng ồn bất thường nào không. Nếu có thì kiểm tra độ hở giữa các bánh răng ăn khớp và mỡ có được tra đủ trong khớp răng hay không. kiểm tra các vòng gioăng kín giúp xác định được sự không đồng tâm giữa các trục với nhau và đánh giá được mức độ hư hỏng. Hãy tiến hành thay gioăng mới để không bị rò rỉ mỡ nữa.
  • Kiểm tra và siết chặt các bulong của khớp nối.

B6: Kiểm tra tời cuốn cáp

  • Kiểm tra và siết chặt lại các bu lông khóa cáp. Kiểm tra xem có tiếng động lạ nào không và kiểm tra luôn độ hư hại của các vòng bi.
  • Kiểm tra xem dây cáp có bị xước không, bị xoắn, bị đứt sợi nào không. nếu thấy gấp và xoắn thì gỡ rối nữa là được, cáp bị đứt nhiều quá mức cho phép thì cần phải tiến hành thay ngay để đảm bảo an toàn khi sử dụng.
  • Kiểm tra về tình trạng tiếp xúc của má phanh với bánh phanh có bị dơ nhiều không, bề mặt có sạch sẽ không, độ mòn của má phanh. Nếu không thì cần vệ sinh bề mặt của nó sạch sẽ, điều chỉnh (thay thế mới) má phanh sao cho má phanh và bánh phanh tiếp xúc toàn bộ giúp cho phanh hoạt động hiệu quả.
bảo trì bảo dưỡng pa lăng
Bảo dưỡng lại tời quấn cáp

Xem thêm cầu trục  dầm đơn dầm đôi tại: https://tongkhocautruc.com/cau-truc-hnc/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat qua Zalo
Call: 0913.526.517