Cầu trục và xe nâng – so sánh 2 giải pháp nâng hạ

xe nang va cau truc 2

Mặc dù xe nâng và cầu trục đều được sử dụng trong các ứng dụng vận tải hàng hóa, nhưng cả hai đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng biệt, đặc biệt là  khi nói đến tính an toàn và hiệu quả.

Mục tiêu của bài viết này là giúp bạn có được các thông tin cơ bản về xe nâng hàng và cầu trục, ưu nhược điểm và sự khác nhau giữa 2 thiết bị nâng hạ này.

Xe nâng là gì?

Xe nâng là một thiết bị nâng hạ được điều khiển bởi người vận hành từ mặt đất. 

Nó bao gồm một cabin, Khung nâng, Giá nâng, Càng nâng, nĩa nâng, Xi lanh nâng, Thùng chứa nhiên liệu và động cơ, Đối trọng xe, Lốp xe và xilanh lái tổng

Xe nâng thường được sử dụng nhiều nhất cho hoạt động bốc xếp hàng hóa ở nhà kho, bến bãi và các phân xưởng sản xuất

  • Bốc xếp tải lên xe 
  • Vận chuyển tải từ nơi này tới nơi khác
  • Nâng hạ tải lên các giá đỡ để lưu trữ
xe nang va cau truc
Xe nâng đang bốc xếp hàng hóa

Ưu điểm của xe nâng hàng

  • Kích thước nhỏ gọn / Tính cơ động

Xe nâng hàng nhỏ hơn nhiều so với hầu hết  các loại cầu trục. Ngoài ra, vì xe nâng hàng di động nên chúng cơ động hơn nhiều so với cầu trục. Xe nâng có thể được lái giữa các lối đi hẹp, điều chỉnh được độ cao phù hợp với các ứng dụng khác nhau. Có thể di chuyển xe nâng từ cơ sở này sang cơ sở khác để phục vụ các nhu cầu cụ thể.

  • Chi phí đầu tư ban đầu thấp hơn

Giá ban đầu để mua một chiếc xe nâng thấp hơn đáng kể so với cầu trục . Tuy nhiên vì xe nâng hàng dễ bị hư hỏng hơn và thường phải bảo trì nhiều hơn so với cầu trục, nên chi phí dài hạn của một chiếc xe nâng thường cao hơn chi phí ban đầu  của cầu trục .

Nhược điểm của xe nâng

  • Tuổi thọ ngắn: Tuổi thọ của xe nâng ngắn hơn khoảng 4 lần so với cầu trục. Bởi vì xe nâng có tuổi thọ ngắn hơn đáng kể, nên việc doanh nghiệp thường lựa chọn phương án thuê xe nâng thay vì mua chúng.
  • Công suất nâng giảm dần theo chiều cao: Càng nâng trên xe nâng điển hình kéo dài lên trên từ 15-18 feet. Khi chiều cao nâng càng lớn thì công suất nâng càng giảm để đảm bảo an toàn sử dụng.
  • Dễ bị hư hỏng: Bởi vì xe nâng là máy di động nên chúng dễ bị va chạm vào hàng hóa, các thiết bị khác trong quá trình bốc dỡ tải hoặc di chuyển tải.
  • Cần nhiều lao động: Vận hành xe nâng thường cần hai người. Một nhân viên phải lái/vận hành máy trong khi người kia giúp sắp xếp hàng hóa cần vận chuyển. Trong một số trường hợp, hoạt động của xe nâng cần ba nhân viên. Điều này không chỉ đòi hỏi nhiều thời gian và nhân công hơn mà khi cần thêm người để vận hành xe nâng, bạn phải bố trí nhân viên từ nơi khác đến dẫn đến thời gian chết ở nơi đó.
xe nang va cau truc 1
Xe nâng sau khi hạ tải

Cầu trục  là gì?

Cầu trục là một thiết bị nâng hạ chuyên nâng hạ và vận chuyển hàng từ nơi này đến nơi khác trong không gian làm việc của nó.

Trên cầu trục, cổng trục, một dầm ngang được gọi là cầu di chuyển dọc trên đường ray. Pa lăng di chuyển trái phải trên dầm ngang để nâng và hạ tải. Cầu trục thường được trong nhà kho hoặc phân xưởng sản xuất và có các giới hạn tải trọng khác nhau từ 500kg đến 500 tấn.

Cầu trục  thường là dạng máy móc di chuyển theo một lộ trình cố định trong các cơ sở sản xuất hoặc công trường nơi chúng được lắp đặt để sử dụng cho quy trình làm việc lặp đi lặp lại .

xe nang va cau truc 2
Cầu trục 5 tấn, khẩu độ 22m lắp đặt tại Thái Bình

Ưu điểm của cẩu trục

  • Tuổi thọ dài hơn: Không có gì lạ khi một cầu trục có tuổi thọ lên tới 50 năm so với tuổi thọ dự kiến ​​của một chiếc xe nâng tối đa khoảng 15 năm. Cầu trục làm việc ổn định, ít hư hỏng và không cần bảo trì, bảo dưỡng nhiều.
  • Giảm thiểu tai nạn: Cầu trục, cổng trục là một phần cố định của cấu trúc tòa nhà và di chuyển tải trên cao nên không bị va chạm với các thiết bị, máy mọc hoặc con người ở dưới mặt đất.
  • Tiết kiệm không gian: Xe nâng tiêu chuẩn yêu cầu lối đi dài 12 foot để di chuyển qua các dãy kho để đặt và dỡ tải khỏi giá đỡ, trong khi cầu trục có thể tận dụng không gian trên không để di chuyển.
  • Duy trì công suất nâng / Công suất tổng thể cao hơn: Công suất của cầu trục  có thể lên tới 400 tấn trong khi một số xe nâng lớn nhất sẽ đạt tối đa khoảng 70 tấn.

Không giống như xe nâng, cầu trục, cổng trục duy trì công suất như nhau bất kể chiều cao nâng thay đổi thế nào.

  • Có thể thiết kế riêng theo từng nhu cầu sử dụng cụ thể.

Nhược điểm của cầu trục

  • Chi phí đầu tư ban đầu cao hơn: Cầu trục có giá thành rất cao so với xe nâng. Vì vậy chi phí đầu tư ban đầu khi mua cầu trục sẽ lớn hơn. Tuy nhiên, việc sử dụng cầu trục thay cho xe nâng thường giúp tiết kiệm chi phí lâu dài liên quan đến bảo trì, an toàn và sửa chữa.
  • Kích thước lớn và bán vĩnh viễn: Kích thước cầu trục thường sẽ lớn hơn nhiều so với xe nâng và để lắp đặt được cầu trục yêu cầu nhà xưởng phải có đầy đủ hệ cột đỡ, dầm chịu lực. Cầu trục khi đã được lắp đặt gần như đã trở thành một cấu trúc cố định của tòa nhà nên việc di chuyển cầu trục, cổng trục từ cơ sở này sang cơ sở khác là rất khó khăn và đôi khi không thể.
xe nang va cau truc 3
Cầu trục 10 tấn, khẩu độ 25m lắp đặt tại Hưng Yên

Những lý do nên nâng cấp từ Xe nâng lên Cầu trục

  • Sử dụng cầu trục sẽ hạn chế được tai nạn do va chạm, trượt ngã khi vận hành xe nâng. Khi phát sinh tại nạn, yêu cầu bồi thường tai nạn hoàn toàn có thể vượt xa chi phí mua bất kỳ cầu trục nào.
  • Thay đổi từ xe nâng sang cầu trục để phù hợp với quy trình sản xuất mới chằng hạn như: Nâng một loại vật liệu mới, Nâng một loại vật liệu nặng hơn, tần suất nâng hạ thường xuyên hơn.
  • Các hãng xe nâng hầu như chỉ cung cấp một dải chiều cao nâng và tải trọng theo tiêu chuẩn. Trong khi cầu trục có thể thiết kế riêng để phù hợp với từng yêu cầu sản xuất cụ thể dẫn đến quy trình làm việc hiệu quả hơn và thiết bị xử lý vật liệu lâu dài hơn.
  • Cần cẩu trục có tuổi thọ cao hơn so với xe nâng. Trong một số trường hợp, một cầu trục có thể thay thế nhiều xe nâng.
  • Xe nâng hàng cũng liên quan đến việc sửa chữa, bảo trì thường xuyên gây tốn kém chi phí duy trì.
  • Vận hành xe nâng dễ gây va chạm với các thiết bị khác trên đường di chuyển nên có thể gây hư hỏng cho các đồ vật khác trong khu vực sản xuất. So với cầu trục , xe nâng hàng có thêm chi phí liên quan đến: thi công lối đi, chi phí gia cố để bảo vệ hệ thống giá đỡ khỏi hư hỏng. Vì vậy, mặc dù cầu trục  có thể là một khoản đầu tư ban đầu lớn hơn, nhưng nếu được sử dụng đúng cách, nó có thể tiết kiệm tiền cho doanh nghiệp trong thời gian dài.

Kết luận: 

Tùy thuộc vào thực tế sản xuất và nhu cầu sử dụng của chủ đầu tư, việc lắp đặt cầu trục thay vì sử dụng xe nâng có thể hợp lý hơn. Ví dụ, trong một cơ sở sản xuất cần nâng hạ thường xuyên tải trọng trên 100 tấn, cầu trục sẽ rất cần thiết. Tuy nhiên, trong trường hợp mở rộng sản xuất, đầu tư nhỏ thì việc mua xe nâng và sử dụng luôn là lựa chọn đúng đắn.

Tất nhiên, cũng có nhiều tình huống cả cầu trục và xe nâng đều được sử dụng thành công cùng nhau. Để có thể tư vấn chính xác nhất cho các bạn nên sử dụng thiết bị nào, hãy cung cấp cho công ty CP thiết bị nâng hạ và xây lắp công nghiệp Hà Nội theo số hotline 0913526517 quy trình làm việc và nhu cầu sử dụng thiết bị của đơn vị bạn một các chi tiết nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat qua Zalo
Call: 0913.526.517