Các sự cố phát sinh với đường ray cầu trục

ray cau truc 3 1

Hệ thống đường ray là một bộ phận thuộc cơ cấu di chuyển dọc và ngang của cầu trục. Nhờ có hệ đường ray mà cầu trục dịch chuyển linh hoạt, trơn tru và êm ái trên suốt đường chạy. Ray cũng có vai trò quan trọng trong việc định hướng di chuyển cầu trục.

Nhưng thực tế, sự cố ray cầu trục có thể phát sinh những trường hợp đường ray bị mòn hoặc cong, võng, biến dạng  gây ảnh hưởng đến không chỉ hoạt động của cầu trục mà còn còn làm mất an toàn cho thiết bị và người sử dụng, thậm chí có thể dẫn tới tai nạn nghiêm trọng gây thương vong đáng tiếc. Vì vậy ở bài này chúng ta cần làm rõ nguyên nhân các sự cố ray cầu trục, cách khắc phục sự cố ray cầu trục và biện pháp phòng ngừa sự cố ray cầu trục

I> Nguyên nhân sự cố ray cầu trục và biện pháp phòng ngừa

1. Hệ ray bị bào mòn:

  • Bánh xe dầm biên lắp đặt lệch

Trường hợp 1:

Khoảng cách tâm cụm bánh xe 2 bên dầm biên chênh lệch quá lớn so với tâm ray 2 dầm. Bánh xe không ăn khớp với đường ray cầu trục hoặc tỳ vào má trong hoặc má ngoài của đường ray. Trong quá trình vận hành, khi cầu trục di chuyển, gờ bánh xe sẽ cọ xát liên tục vào một phía của ray làm bào mòn đường ray và thậm chí mòn cả bánh xe.

Tình trạng bánh xe không ăn khớp với đường ray tạo thành góc lệch dẫn đến khi nâng tải và di chuyển, lục tải tác động không đều lên một trong hai đường ray. Đường ray nào chịu lực lớn sẽ bị bào mòn
Khi lắp tổ hợp cụm dầm biên, cần kiểm soát độ lệch ngang của cầu trục đảm bảo độ lệch không vượt quá L/1000 (L là khoảng cách giữa 2 bánh xe)

Trường hợp 2:

Hai bánh xe của một dầm biên lắp đặt lệch nhau (gọi độ lệch dọc), bị xéo. Nếu độ lệch dọc quá lớn, khi cầu trục di chuyển bánh xe lắp lệch sẽ cọ xát vào đường ray gây mòn đường ray.

Khi lắp đặt dầm biên kiểm soát độ lệch dọc của bánh xe, đảm bỏa độ lệch không vượt quá L/400.

  •  Đường ray lắp bên cao bên thấp

Đường ray hai bên dầm sau lắp đặt có độ cao tính từ bề mặt ray quá lớn và vượt 10mm.  Trong quá trình vận hành, cầu trục sẽ bị nghiêng và có xu hướng dịch chuyển xiên về phía ray thấp hơn làm cầu trục bị xô ngang. Tải trọng của cả cầu trục sẽ bị phân bố nhiều về đường ray thấp khiển ma sát giữa gờ bánh xe và đường ray lớn làm mòn ray

Khi lắp đặt đường ray cần kiểm soát độ lệch dọc của bề mặt ray không vượt quá 1/1000. Chênh lệc độ cao giữa các nhịp đo 2 mét không vượt quá 10mm

  • Kết cầu thép của cầu trục bị biến dạng:

Sau một thời gian vận hành, do bảo dưỡng kém hoặc không bảo dưỡng, thiết kế chịu tải của dầm biên không đủ nên dầm biên của cầu trục bị uốn cong. Tình trạng lệch ngang và dọc của bánh xe phát sinh và gây bào mòn đường ray.

  • Hệ truyền động các cụm bánh xe không đồng bộ

Phanh động cơ dịch chuyển lắp đặt tại 2 dầm biên hoạt động không đồng thời. Khi phanh, một bên nhả nhanh hơn bên còn lại khiến một bên dừng nhanh một bên dừng chậm làm pa lăng hoặc cầu trục bị chéo

Hai động cơ ở 2 bên dầm biên khác nhau nhiều về công suất. Tải trọng sẽ bị dồn lên dầm biên có công suất thấp gây bào mòn ray.
Hai động cơ ở 2 bên dầm biên khác nhau nhiều về tốc độ cũng làm bên chạy nhanh, chạy chậm làm cầu trục bị chéo

Khi thiết kế cụm dầm biên cần đảm bảo các cụm động cơ, bánh xe phải cùng chung thông số kỹ thuật và tốt nhất là nên cùng một nhà sản xuất

su co ray cau truc 1

      2. Hệ ray bị võng, biến dạng:

  • Móng nhà xưởng hoặc hệ cột đỡ, dầm đỡ ray bị yếu làm lún móng hoặc võng dầm đỡ làm hệ ray cố định phía trên bị võng theo. Do đó khi thiết kế nhà xưởng cần tính toán kết cấu móng, kết cấu thép cột đỡ, vai đỡ và dầm đỡ phù hợp với tải trọng của cầu trục. Với nhà xưởng đã hoàn thành từ trước rồi mới phát sinh cầu trục thì phải xác nhận có hệ kết cấu này có thể chịu được tải trọng của cầu trục hay không, có cần gia cố hay không.
  • Khi lắp đặt ray theo phương pháp dùng bu lông neo cần khoan lỗ ở thân ray. Có thể việc khoan lỗ đã được thực hiện bằng phương pháp cắt khoét bằng nhiệt gây biến dạng ray. Vì vậy phương pháp gia công bởi nhiệt tuyệt đối cấm, chỉ dùng máy khoan để khoan lỗ trên đường ray
  • Khi lắp đặt ray theo phương pháp hàn có thể đã chọn sai vật liệu hàn hoặc khoảng cách giữa các điểm hàn quá ngắn gây biến dạng ray. Do đó yêu cầu đơn vị thi công chọn đúng vật liệu hàn và tính toán khoảng cách giữa các điểm hàn phù hợp với từng vật liệu ray.

su co ray cau truc 2

II> Biện pháp xử lý,  khắc phục sự cố ray cầu trục

Với các sự cố ray cầu trục phát sinh mà đã xác nhận được nguyên nhân do hệ móng hoặc dầm đỡ thì cần gia cố móng, dầm đỡ.

Với các sự cố ray cầu trục phát sinh do lắp đặt ray không chuẩn thì cần căn chỉnh và lắp đặt lại ray.

Với các sự cố ray cầu trục phát sinh do ray bị biến dạng thì cần phải thay ray, chọn đúng chủng loại ray.

Với các sự cố ray cầu trục phát sinh do cụm dầm biên thì cần lắp đặt, căn chỉnh lại cụm dầm biên hoặc thay bánh xe, thay động cơ nếu cần.

Để ngăn ngừa các sự cố ray cầu trục phát sinh gây mất thời gian, nhân lực  và tốn kém chi phí sửa chữa, chủ đầu tư nên lựa chọn nhà chế tạo cầu trục uy tín qua hotline 0913526517 hoặc website https://tongkhocautruc.com/

su co ray cau truc 4 1

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat qua Zalo
Call: 0913.526.517